25 thg 4, 2016

Tìm hiểu về nguyên nhân bé chậm mọc răng và cách phòng tránh

Giai đoạn bé bắt đầu mọc răng hay là nhú chiếc răng đầu tiên là những mốc phát triển mà bố mẹ đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà theo tâm lý thì sẽ không khỏi sốt sắng khi bé nhà mình lười ăn hay răng mọc chậm hơn so với độ tuổi của con. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc răng bé mọc chậm? Có phải là do cơ địa của bé? Hay do bệnh còi xương gây nên. Nếu bé phát triển bình thường với các chỉ số về chiều cao, cân nặng thì cũng không quá lo lắng, nhưng nếu bé có những dấu hiệu như : Tăng cân chậm, còi, thấp bé, ăn không ngoan, hay khóc thét… thì bố mẹ phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng tránh nhé!

Bé mọc răng như thế nào là đúng độ tuổi

Mọc răng cũng là 1 trong những dấu hiệu để theo dõi sự phát triển của trẻ. Thông thường bé sẽ nhú chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 6-8 tháng tuổi, có 1 số bé thì chậm hơn khoảng 9-10 tháng. Cách tính số răng của trẻ theo độ tuổi là : Lấy số tháng của bé trừ đi 4 sẽ ra số răng của bé. Như vậy đến khoảng 24 tháng bé sẽ mọc đủ 20 răng sữa. Một số bé muộn hơn có thể đến 2,5 tuổi. 

Nếu bé có mọc răng chậm hơn so với các bạn cùng tuổi nhưng bé vẫn phát triển bình thường về cân nặng, chiều cao, ăn ngoan, ngủ ngon thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Vì độ tuổi mọc răng của trẻ không phải bé nào cũng giống như nhau
Nếu bé mọc răng chậm kèm các biểu hiện khác :

Bé mọc răng chậm kèm thêm các biểu hiện thiếu dinh dưỡng, canxi, còi xương do thiếu vitamin D… Thì cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Do thiếu canxi các mầm răng phát triển chậm. Thức ăn chính của trẻ là sữa, sữa rất giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Vì thế mà các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và người mẹ cho con bú cần có chế độ ăn uống đầy đủ thay vì kiêng khem sẽ làm giảm chất lượng nguồn sữa mẹ.

Nếu trẻ bị thiếu vitamin D thì không thể hấp thu được canxi, từ đó cũng dẫn đến còi xương. Có 2 nguồn cung cấp vitamin D đó là vitamin D từ thức ăn hay vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Hoặc có thể cho bé uống 1 viên thuốc d-fluoretten 500 i.e để bổ sung 500 UI vitamin D cho trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi

Để phòng tình trạng còi xương ở trẻ, các bà mẹ nên chú ý một số điều sau:

– Trong giai đoạn mang thai và cho con bú các mẹ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày

– Khi bé được 10 ngày tuổi thì bắt đầu cho bé đi tắm nắng, liên tục cho đến khi bé biết đi, mỗi ngày cho bé tắm nắng từ 15-20 phút, trẻ có da màu sậm cần tắm nắng lâu hơn trẻ có da màu sáng

– Khi pha sữa cho bé chỉ nên pha sữa bằng nước đun sôi để ấm, không nên pha các loại nước lọc, nước rau củ quả…vì nước đó có hàm lượng chất khoáng cao, giảm khả năng hấp thụ canxi.

– Trong chế độ ăn của trẻ nên đa dạng các loại thực phẩm, thịt, cá, trứng , rau xanh, hoa quả tươi và cho thêm 1 thìa dầu ăn vào mỗi bữa ăn

Khi trẻ chậm mọc răng và có thêm các biểu hiện của tình trạng còi xương như: Chậm phát triển chiều cao, cân nặng, hay quấy khóc, ngủ hay giật mình, thóp rộng… Cần cho bé đi khám các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống và bổ sung vitamin D hợp lý cho trẻ.

>> Khi bé bị ho bạn có thể cho uống thuốc ho prospan của đức vì đây là dạng siro ho phù hợp với bé sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ads Inside Post

Xem thêm bài viết